Khi tiến hành xây dựng một không gian sống, người chủ
đầu tư không những cần quan tâm đến đường nét kiến trúc, sao cho ngôi nhà của
mình có được diện mạo phải thật hoàn hảo. Song bên cạnh đó, vấn đề an toàn của
toàn bộ khối nhà cũng là một vấn đề cần được đặc biệt quan tâm. Trong đó, việc
xây dưng nhà trên nền đất yếu cách khắc phục và xử lý chống lún nứt là một phần
vô cùng quan trọng.
Nhiều chủ đầu tư lo lắng, ngôi nhà của mình được xây
dựng trên nền đất yếu, lý do bởi nó nằm ở những khu vực ngoại thành, đa số đều
được san lấp quy hoạch từ những hệ thống ruộng nương hay ao hồ…do đó công việc
chống lún nứt nếu không được làm ngay từ đầu sẽ gây đến những hậu quả khó lường.
Vậy chủ đầu tư sẽ phải làm gì khi ngôi nhà của mình được xây dựng trên một nền
đất yếu như thế. Sau đây bạn sẽ đươc tham khảo bài viết để có thể tích lũy được
cho mình những kinh nghiệm quý báu để áp dụng vào khổ đất của mình.
Để khắc phục tình trạng khi xây nhà ở trên nề đất yếu,
chủ đầu tư cần lựa chọn những loại móng sao cho phù hợp với thế đất của nhà
mình. Điều đó đặc biệt vô cùng quan trọng, bởi nó sẽ hạn chế được rất nhiều
tình trạng lún nứt do nền đất yếu gây ra cho ngôi nhà của bạn trong tương lai.
Ngoài ra, gia chủ cần phải chú ý đến những vấn đề sau:
Đối
với công trình một tầng hầm và công trình chỉ có nửa tầng hầm: khi
thi công đào đất sử dụng biện pháp bảo vệ đơn giản, tạo mái dốc và thanh chắn cục
bộ, áp dụng giải pháp chống thấm bao bọc bên ngoài và bản thân kết cấu tự chống
thấm cho tầng hầm, giải pháp này cũng đạt hiệu quả tốt. Nền nhà của công trình
không xây trực tiếp trên nền đất yếu mà xây sàn rỗng bê tông cốt thép để tránh
hiện tượng lún nền nhà xảy ra. Mặt khác, để tránh lún tại công trình phụ nằm
xung quanh công trình chính, các kỹ sư sử dụng biện pháp tạo khe lún để tách biệt
riêng công trình và xử lý tăng cường và bảo vệ kịp thời. Về công trình đường, họ
sử dụng biện pháp dự trù độ lún nền đường, ban đầu chỉ làm mặt đường tạm, sau
khi nền đường lún ổn định mới làm mặt đường chính thức.
Quản
lý chất lượng sàn phẩm công trình: công trình ở đây được
duy trì theo hướng phát triển chất lượng sản phẩm cao nhất. Trong quá trình
xya6 dựng, công ty xây dựng áp dụng rất nhiều biện pháp khống chế có hiệu quả,
chẳng hạn như tập trung một địa điểm trộn bê tông và gia công cốt thép, còn các
vật tư chính sẽ được tập trung do chủ đầu tư mua và cung cấp cho đơn vị thi
công. Do những biện pháp quản lý nghiêm ngặt và chủ đầu tư trực tiếp cung ứng vật
tư đến tận công trình đều thi công đúng tiến độ, đúng chất lượng, đúng thiết kế
và điều đó đã chứng minh các công trình xây dựng nhà ở nói chung và nhà cao tầng
trên nền đất nói riêng đảm bảo được chất lượng.
Quản
lý về chất lượng kỹ thuật thi công: Các công ty xây dựng đã
áp dụng kỹ thuật chống sạt lở khi đào hố móng có độ sâu lớn và đào đất mềm với
tốc độ nhanh, kỹ thuật dựng cốp pha kích cỡ lớn, bê tông có tính năng và cường
độ cao, sử dụng cốt thép cường độ cao, kỹ thuật nối cốt thép đường kính lớn, sử
dụng cốp pha và dàn giáo kiểu mới, thi công dự ứng lực không kết dính…Ngoài ra,
họ cũng đưa vào kỹ thuật mới xử lý nước thải oxy hóa…Ngoài ra, họ còn đưa vào
máy ép cọc tự chuyển động có trọng tải lớn; kỹ thuật khung lưới cốt thép, cọc
tròn bê tông dự ứng lực…
Quản
lý về khâu nghiệm thu công trình: trong quá trình thi công, chủ đầu tư mời kỹ sư
của đơn vị giám sát đến tiến hành trực tiếp giám sát tại hiện trường, nghiệm
thu công trình che khuất, nghiệm thu từng bộ phận, từng hạng mục và nghiệm thu
sơ bộ hoàn công công trình. Sau khi nghiệm thu sơ bộ được thông qua, chủ đầu
tư, đơn vị giám sát và nhà thầu tiến hành nghiệm thu, sau khi đạt yêu cầu sẽ mời
các ban ngành liên quan của nhà nước tiến hành nghiệm thu hoàn công, toàn bộ
công trình chỉ được bàn giao sau khi nghiệm thu đạt yêu cầu.
Văn phòng truyền thống và văn phòng hiện đại có những lợi ích và điểm hạn chế nào?
Trả lờiXóatrang trí nội thất hiện đại LE VIN Decor